Home >> Tin tức dịch vụ >> Tìm hiểu về cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Tìm hiểu về cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật được nhiều khách hàng tìm hiểu. Chúng là 1 phần rất quan trọng để bạn quyết định có thi công không. Và HD599 sẽ giải đáp cụ thể để bạn có câu trả lời

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật cho xưởng sản xuất

1. Tìm hiểu về sàn nâng kỹ thuật

Nếu bạn quan tâm và đang cân nhắc sử dụng sàn nâng kỹ thuật. Những thông tin cơ bản về sản phẩm dưới đây sẽ giúp bạn chọn lựa, sử dụng và bảo dưỡng tốt hơn.

Sàn nâng kỹ thuật còn có tên gọi khác là sàn nâng, sàn thông minh, sàn giả, sàn giả kỹ thuật. Sàn nâng cho phép tạo một khoảng trống giữa các tấm sàn nâng và bề mặt sàn bê tông nhờ hệ thống chân đế.

Khoảng trống này chính là không gian đẻ đi dây cáp, dây điện, cáp mạng hay đường ống nước dưới sàn nhà. Vì đi dây dưới sàn nâng nên hệ thống dây này không còn gây nguy hiểm và giúp không gian rộng, thoáng hơn.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sàn nâng chính là sàn nâng kỹ thuật nguyên khối và sàn nâng có lỗ thông hơi.

Chất liệu làm sàn cũng khá đa dạng: nhôm, xi măng, sợi khoáng. Sàn có thể được phủ thêm các vật liệu như vinyl ESD, mặt phủ HPL, mặt phủ sắt sơn tĩnh điện…

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Sự tiện lợi đến từ sàn nâng kỹ thuật

Sự đa dạng trong chất liệu làm sàn sẽ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng.

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật bao gồm 3 bộ phận chính:

Tấm sàn

Thường có dạng hình vuông kích thước 60 x 60cm, ghép lại với nhau thành một bề mặt sàn chắc chắn.

Mỗi tấm sàn lại bao gồm 3 phần chính là:

– Phần khung có cấu tạo từ kim loại

– Phần bề mặt trần hoặc được phủ thêm các loại vật liệu như vinyl, HPL.… Để gia tăng độ bền và chất lượng cho sản phẩm.

– Phần cốt lõi được làm từ thành phần chính là xi măng hoặc lõi gỗ hoặc sợi khoáng.

Chân đỡ tấm sàn: Để sàn nâng kỹ thuật đạt độ cao theo yêu cầu bắt buộc cần đến hệ thống chân đỡ tấm sàn. Chân đỡ tấm sàn cần có khả năng chịu lực tốt, chống gỉ sét. Chân đỡ thường có 3 phần chính bao gồm:

– Phần đế được làm từ thép mạ

– Phần ống được làm từ sắt được thiết kế với chiều cao theo yêu cầu sử dụng

– Phần đầu được làm từ thép mạ

Thanh giằng: Để các chân đỡ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo độ chắc chắn và khả năng chịu lực cao hơn cho hệ thống sàn nâng kỹ thuật.

Người ta sử dụng thêm các thanh giằng. Thanh giằng được gắn chặt vào đầu chân đỡ bằng vít, có kích thước nhỏ hơn chân đỡ.

Nhờ có 3 bộ phận gắn kết chặt chẽ với nhau này mà sàn nâng kỹ thuật mới đảm bảo được độ chịu lực tốt nhất. Nếu một trong 3 bộ phận trên không được thi công đạt chuẩn, chất lượng của toàn bộ hệ thống sàn sẽ bị ảnh hưởng.

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

Nghiệm thu sau khi đã thi công

2. Đặc điểm, quy cách của sàn nâng

Kích thước phổ biến của các tấm sàn thường là 600 x 600 x 35mm. Một hệ thống chân đế có thể điều chỉnh độ cao được lắp đặt bên dưới để nâng sàn lên.

 Thông thường, độ cao của chân đế không nhỏ hơn 15cm. Sàn được làm từ các vật liệu chuyên dụng (nhôm, xi măng,…) nên cũng có những đặc điểm đặc trưng như sau:

Các tấm sàn cứng, khối lượng lớn hơn các loại sàn khác

Kết cấu chắc chắn, không gây sụt, lún

Sàn có khả năng chịu lực rất lớn

Độ bền cao

Quy trình thi công, lắp đặt cần đến đội ngũ nhân công chuyên nghiệp

Chống ẩm, mốc.

Ngoài ra, các loại sàn làm từ các chất liệu khác nhau cũng có một số đặc điểm khác nhau.

Để biết cụ thể về cấu tạo sàn nâng kỹ thuật quý vị hãy liên hệ với chúng tôi. HD599 sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*