Sàn nâng chịu tải được xem là giải pháp mang tới lợi ích rất tuyệt vời cho các công trình xây dựng. Dễ dàng thi công, dễ sử dụng lại có giá thành khá phải chăng. Vậy sản phẩm này có những loại nào bán chạy nhất. Cùng HD599 tìm hiểu ngay dưới đây
Bạn đang gặp phải 1 số vấn đề:
– Khó khăn khi lắp đặt các dây cáp
– Việc di dời ổ cắm đến nơi khác khá lằng nhằng
– Mỗi lần thay đổi bố cục văn phòng lại phải thay ổ cắm 1 loạt
– Vấn đề xác định các loại dây điện khiến bạn hơi hoang mang
Hãy để sàn nâng kỹ thuật giải quyết giúp bạn vấn đề này. Khi lắp đặt lên bạn sẽ không phải lo lắng bất kể điều gì. Và dưới đây sẽ là 2 dòng sàn nâng được xem là bán chạy nhất hiện nay.
1. Sàn nâng kỹ thuật Access Floor
Access Floor sàn nâng thông minh không sử dụng chân đế
Access Floor là dạng sàn nâng thông minh không sử dụng chân đế, độ cao thấp. Nhưng vẫn đảm bảo lượng dây cáp tương đương sàn nâng chân đế có độ cao khoảng 70-100mm. Giúp tối ưu hóa không gian sử dụng của căn phòng.
Network Floor – Hệ thống sàn nâng thông minh đến từ Tập đoàn Kyodo Ky-Tec, Nhật Bản. Với cấu tạo đặc biệt, độ bền cao, phù hợp với Cao ốc văn phòng, Trụ sở và các Buildings hiện đại yêu cầu sự linh hoạt, nhanh chóng và mong muốn giải pháp tối ưu nhất cho tòa nhà mà vẫn đảm bảo được tuổi thọ lâu dài đi kèm chất lượng.
Raised Floor có cấu tạo chân đế và panel thép lõi bê tông chuyên dụng cho phòng máy lớn
Đặc tính sàn nâng NETWORK FLOOR:
– Mật độ bố trí dây cáp lớn, linh hoạt mở rộng các vị trí ổ cắm, dây điện khi có nhu cầu
– Chiều cao sàn thấp (40mm) => tối ưu hóa chiều cao tổng thể của sàn và tiết kiệm chi phí phát sinh
– Dễ dàng tái sử dụng khi di dời hay thay đổi bố cục văn phòng
– Chịu tải tốt lên đến 5000N / đường kính 5cm, và có khả năng chống cháy
– Vật liệu bê tông nhẹ, độ bền cao (trên 20 năm), không bị biến dạng khi có sự va đập
– Ngăn gián, chuột, bò sát xâm nhập,… giữ vệ sinh khu vực đi dây, sạch sẽ
– Thời gian thi công nhanh chóng, bằng 1/3 thời gian thi công các sàn nâng thông thường
2. Raised Floor Sàn nâng chân đế truyền thống
Raised Floor gồm có 2 phần chính là tấm panel và hệ thống chân đế. Tùy vào cấu tạo, chất liệu lõi Raised Floor được chia ra nhiều loại chuyên dụng cho phòng server, phòng máy…
Sàn nâng kỹ thuật tấm thép lõi xi măng nhẹ, mặt phủ HPL:
Raised Floor có cấu tạo gồm chân đế và panel thép lõi bê tông chuyên dụng cho phòng máy lớn
+ Tấm khuôn thép lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, mặt thép dày 0.8 – 2 mm.
+ Mặt dưới của tấm sàn thiết kế hình vòm liên kết với nhau nhằm tăng độ chịu lực. Có 64 vòm hình trứng / tấm.
+ Quy cách: 600 x600 x 35mm. Trọng lượng trung bình là 15kg/ tấm.
+ Chiều cao chân đế từ 80mm – 1.200mm
+ Độ chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108 ohm
+ Lõi của tấm được phủ chất liệu bê tông nhẹ nhằm cách nhiệt và cách âm.
+ Mặt hoàn thiện bằng HPL (High Pressure Laminate), có độ dày là: 1,2mm; có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.
+ Xung quanh tấm được viền nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm.
+ Chịu tải trọng đồng đều: 11.113 KN/m2 ~ 2.7561 KN/m2 (tương đương 1.1 tấn/m2 đến 2.75 tấn/ m2)
+ Tính năng: chịu tải, chống tĩnh điện, chống cháy, độ bền của sàn
Sàn nâng kỹ thuật tấm thông hơi:Tấm khuôn thép, không có lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, có lỗ thông hơi cả hai mặt tấm sàn
Sàn nâng có tấm thông hơi điều hoà thổi không khí lạnh từ sàn lên trên phòng thiết bị
+ Quy cách: 600 x600 x 35mm.
+ Mặt hoàn thiện phủ bằng HPL (High Pressure Laminate), đục lỗ, có độ dày là: 1,2mm; có vân màu sáng, chống cháy, chống mài mòn, chống xước.
+ Xung quanh tấm được viền nhựa PVC nhằm tạo sự chắc chắn và bảo vệ tấm.
+ Độ chống tĩnh điện: 1.59×108 ~ 2.2 x 108 ohm.
+ Tính năng: đặc tính thông hơi cho điều hoà chính xác với công nghệ thổi hơi lạnh từ âm sàn lên trên phòng thiết bị.
+ Ứng dụng: Loại sàn nâng thông hơi thường được sử dụng trong các thiết kế trung tâm dữu liệu (datacentre), Phòng server…
>>>> Đó là chia sẻ của HD599 về sàn nâng chịu tải được bán chạy nhất. Mong rằng với thông tin này sẽ giúp quý khách hàng có được lựa chọn phù hợp nhất