Home >> Tin tức dịch vụ >> Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật chuyên nghiệp
Kiểm tra sàn kỹ thuật
Kiểm tra sàn kỹ thuật

Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật chuyên nghiệp

Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật là quy trình cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn để đảm bảo hệ thống sàn nâng được thi công an toàn, chất lượng mang lại độ bền khi sử dụng và tạo tính thẩm mỹ đẹp nhất.

Kỹ thuật lắp đặt sàn nâng kỹ thuật

Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật là hệ thống sàn nâng được lắp đặt cho các không gian phòng với tác dụng chính là nâng toàn bộ các thiết bị vật tư lên 1 khoảng cách nhất định (từ 20 – 30cm) kể từ mặt sàn chuẩn, tạo ra 1 khoảng cách để có thể xây dựng hệ thống các dây dẫn, ống dẫn, cáp quang, các vật tư phụ trợ dưới sàn để đảm bảo bố trị gọn gàng, khoa học mà không làm thay đổi cấu trúc của phòng đồng thời đảm bảo tính thẩm mĩ đẹp.

Đối với một hệ thống sàn nâng kỹ thuật sẽ bao gồm:

– Vật tư chính gồm: tấm sàn, chân đỡ tấm sàn và thanh giằng

– Vật tư phụ gồm: keo dán chân đỡ, vít bắt thanh giằng, chụp nâng tấm sàn.

Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật chuyên nghiệp

Lắp đặt sàn nâng kỹ thuật chuyên nghiệp

Các bước lắp đặt sàn nâng kỹ thuật đúng quy trình:

Bước 1:

Kiểm tra kích thước phòng và so sánh với bản vẽ đã được duyệt. Dùng máy thuỷ bình kiểm tra cao độ sàn nâng kỹ thuật để biết độ sai lệch cao độ sàn bê tông trong cùng một phòng và những điểm kết thúc như: bậu cửa, thang máy, cột bê tông.

Bước 2:

Dựa trên bản vẽ, tìm điểm bắt đầu lắp đặt sàn nâng trên mặt bằng, đảm bảo chiều rộng các tấm sàn nâng cắtở góc không nhỏ hơn 1/3 chiều rộng tấm.

Bước 3:

Sau khi chọn được điểm bắt đầu, bật 2 đường mực vuông góc giao nhau tại điểm bắt đầu làm cơ sở để triển khai các đường chuẩn tiếp theo. Từ 2 đường chuẩn này, triển khai lưới các đường chuẩn vuông góc, kích thước ô lưới 600×600mm.

Bước 4:

Lắp đặt chân đế sàn nâng từ điểm chuẩn và phát triển theo mạng lưới chuẩn đã đánh dấu.

Bước 5:

Sử dụng máy thuỷ bình kiểm tra và điều chỉnh chiều cao các chân đế, dùng thanh nhôm hộp dài khoảng 3m để chỉnh cho các cao độ chân đế bằng nhau.

Bước 6:

Dán keo các chân đế xuống sàn bê tông, nghiêng chân đế cho keo vào, sau đó hạ xuống, không thay đổi vị trí chân đế sàn nâng.

Bước 7:

Nếu hệ sàn có sử dụng thanh giằng sàn nâng thì việc lắp đặt thanh giằng cũng phải lắp đặt bắt đầu từ điểm mốc.

Bước 8:

Từ điểm mốc, lắt đặt tấm sàn nâng kỹ thuật theo chiều dài nhất của phòng theo 4 hàng đảm bảo các đường chuẩn, lắp đặt sàn nâng không bị lệch.

Bước 9:

Nếu có tấm sàn nào bị kênh hay lệch một chút so với các tấm khác trong hàng thì xoay lại 90 độ, nếu vẫn không được thì kiểm tra lại miếng đệm trên trụ đỡ, nó có thể bị kênh hoặc trên đáy tấm sàn hoặc thanh giằng có bám bẩn.  Nếu tấm sàn vẫn bị kênh thì bỏ riêng ra sử dụng cho các tấm biên. Không nên điều chỉnh trụ đỡ trừ khi 3 hay 4 tấm sàn trên nó bị kênh. Với trường hợp này, điều chỉnh một chút cao độ chân đế.

Bước 10:

Sau khi lắp xong 4 hàng chuẩn, quay lại từ điểm mốc lắp tiếp 4 hàng theo chiều vuông góc. Tiến hành theo các bước 8 và 9 để lắp đặt các tấm sàn và tiếp tục thực hiện lắp sàn nâng theo đúng đường chuẩn và thực hiện khi hoàn thành xong toàn bộ hệ thống sàn.

Bước 11:

Sau khi đã lắp đặt xong các tấm sàn nâng kỹ thuật kiểm tra đảm bảo độ chuẩn và thẳng theo đường chuẩn, đo, cắt và lắp đặt các tấm sàn biên.

Bước 12:

Vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, lau chùi bằng khăn ẩm. Tuyệt đối không tưới nước lên hoặc dùng chất tẩy rửa vệ sinh bề mặt sàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*