Bạn đang không biết các loại sàn nâng kỹ thuật là bao nhiêu? Nên chọn loại nào? Cấu tạo ra sao? Hãy cùng HD599 đi tìm câu trả lời ngay tại bài viết dưới đây
1. Các loại sàn nâng kỹ thuật mới nhất
Để quý vị dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, HD599 sẽ giới thiệu tới bạn các loại sàn nâng kỹ thuật như sau:
– Sàn nâng lõi xi măng
Thiết kế: Được thiết kế dạng khuôn đúc bằng thép cứng, chính giữa đó là một lớp xi-măng đặc. Ngoài ra mặt dưới còn được thiết kế lõm vào hình quả trứng nhằm nâng cao tính chịu lực cho sản phẩm.
Ưu điểm: Chịu lực tốt.
– Sàn nâng lõi gỗ
Thiết kế: Là tấm sàn nâng có lõi bằng gỗ chipboard ép ở cường độ cao, đáy của sản phẩm là tấm thép mạ kẽm. Mặt phủ tiêu chuẩn có thể chọn lựa đa dạng giữa: thép mạ kẽm, PVC/vinyl, HPL. Viền xung quanh là một lớp nhựa PVC nữa để gia cố.
Ưu điểm: Chịu lực tốt.
– Sàn nâng lõi sợi khoáng
Thiết kế: Loại lõi sàn nâng này được sản xuất khá đặc biệt khi có nguồn gốc từ nguyên liệu tái chế, sau đó được tổng hợp rồi ép lại thành tấm sàn.
Ưu điểm: Được xử lý kĩ nên sản phẩm không gây ô nhiễm trong quá trình sử dụng, bên cạnh đó là độ tiêu âm tốt, chống cháy và cả chịu tải trọng cao.
– Sàn nâng lõi nhôm
Thiết kế: Khác với những loại lõi trên thì sản phẩm này lại được đúc bằng 100% nhôm nguyên chất, thiết kế nguyên khối giúp tối đa hóa tác dụng.
Ưu điểm: Mặc dù nguyên khối và khá rắn chắc nhưng lại vô cùng nhẹ, giúp giảm công sức thi công. Ngoài ra từ tính lẫn lửa đều không thể gây ảnh hưởng được tới loại lõi sàn nâng này.
2. Sàn nâng kỹ thuật có cấu tạo thế nào?
Sàn nâng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống nên được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đối với phòng IT, các máy móc, thiết bị hay dữ liệu quan trọng cần được bảo quản tốt nhất thì bạn không nên bỏ qua loại sàn này. Cấu tạo của chúng như sau:
Nhìn tổng thể, sàn nâng là một mạng lưới các khung bằng kim loại hoặc chân để kết nối chặt chẽ với nhau. Chúng có thể điều chỉnh độ cao giúp nâng tấm sàn rời lên cao.
Độ cao của chân đế phụ thuộc vào số lượng đường dây hoặc các dụng cụ năm dưới. Thông thường sẽ không thấp hơn 15cm.
Các tấm sàn nâng được thiết kế thường có kích thước 600x600mm, được làm từ nhôm, thép, bên trong đó là lõi xi măng hoặc bột gỗ ép.
Chúng có thể là dạng trần hoặc được phủ thêm một lớp vật liệu bên trên. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của thảm viên, lớp vật liệu đó có thể làm từ đá, vinyl, HPL.…
Và đặc biệt đối với phòng IT, người ta thường dùng loại phủ vật liệu chống tĩnh điện như vinyl.
Ngoài ra, còn có những loại sàn nâng có lỗ thông hơi, thường dùng cho các căn phòng máy hiện đại. Chúng có hệ thống làm mát bên dưới. Mục đích là đưa không khí lạnh từ bên dưới sàn lên để làm mát và tiết kiệm được nhiều năng lượng.
3. Lý do nên thi công sàn nâng kỹ thuật cho phòng IT?
Có nhiều nguyên nhân để người thi công chọn sàn nâng sử dụng cho phòng IT. Về mặt cấu tạo, thì đây là một lựa chọn tối ưu và mang lại nhiều lợi ích:
Những sàn nâng kỹ thuật được sản xuất từ thép tấm cán nguội đàn hồi chất lượng cao. Chúng được kéo dài, phun xi măng siêu nhẹ, hàn điểm khép kín và khoan rỗng bên trong.
Bề mặt sàn được phủ một lớp bột chống tĩnh điện để chống ăn mòn, oxy hóa gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chân đế sàn được mạ kẽm với hợp kim nhôm an toàn, chắc chắn. Bạn có thể tự do điều chỉnh độ cao thích hợp với nhu cầu sử dụng. Điều này sẽ làm cho việc thi công, lắp đặt sàn nâng được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Sàn nâng được lắp đặt bằng các thanh khóa góc, tấm sàn vững chắc, ổn định và dễ dàng thực hiện các thao tác.
Ngoài ra, thiết kế chống cháy nổ, trơn trượt, chống tĩnh điện, giảm tiếng ồn của sàn nâng cũng khiến chúng thích hợp với phòng IT.
Trên đây là chia sẻ của HD599 về các loại sàn nâng kỹ thuật. Nếu quý vị có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn, liên hệ ngay với chúng tôi