Home >> Tin tức dịch vụ >> Tiện ích sàn nâng kỹ thuật trong công trình xây dựng

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật trong công trình xây dựng

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật là gì? Ứng dụng trong thực tế ra sao? Các bộ phận của sàn nâng kỹ thuật như thế nào? Tất cả thắc mắc này của quý khách hàng sẽ được HD599 cập nhật ngay dưới đây

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội

1. Ứng dụng trong thực tế đến từ sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật có ứng dụng cụ thể như sau:

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong các công trình

– Bưu chính viễn thông

– Phòng điều khiển

– Phòng tổng đài

– Các nhà máy điện

– Nhà máy công nghiệp

– Các công trình văn phòng cho thuê

– Các văn phòng công ty

– Phòng IT…

Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác nữa được sử dụng trong công trình xây dựng. Nếu quý vị cần tư vấn hãy liên hệ ngay với HD599

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng có nhiều loại tùy khách hàng dùng

2. Tiện ích sàn nâng kỹ thuật trong xây dựng

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật được áp dụng cho rất nhiều công trình với mục đích:

– Dễ dàng bảo trì hệ thống điện bên dưới hệ thống sàn nâng kỹ thuật.

– Tạo thuận lợi cho việc bố trí mặt bằng làm việc.

– Dễ dàng bảo trì, sữa chữa hệ thống lạnh nếu được lắp đặt bên dưới hệ thống sàn nâng kỹ thuật

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang trí, sữa chữa hoặc có di dời…

Tiện ích sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng có thể tháo lắp khi cần

3. Các bộ phận của sàn nâng khi lắp đặt

Hệ thống sàn nâng kỹ thuật bao gồm 3 phần chính là: tấm sàn, chân đỡ tấm sàn và thanh giằng. Ngoài ra còn có một số phụ kiện để lắp đặt hòan chỉnh hệ thống sàn nâng gồm: keo dán chân đỡ, vít bắt thanh giằng, chụp nâng tấm sàn.

– Tấm sàn: tấm sàn được làm bằng thép tấm dập dạng hộp và sơn tĩnh điện ở bên ngoài. Lõi bên trong của tấm sàn được độn xi măng để tăng độ cách âm và chịu lực.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm sàn: 600 x 600mm, dày 35mm. Bề mặt của tấm sàn được hòan thiện bằng lớp High Pressure Laminate chống tĩnh điện dày 1.2mm. Hoặc gạch nhựa chống tĩnh điện hoặc chưa được hòan thiện để có thể trải thảm.

– Chân đỡ tấm sàn: được làm bằng thép mạ bao gồm 3 phần:

+ Phần đế chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước 2.5mm x 100mm x 100mm.

+ Phần ống tuýp chân đỡ: được làm bằng ống sắt tròn có đường kính 25mm, dày 1.3mm. Ống sắt được gắn vào phần đế chân đỡ, chiều cao ống sắt phụ thuộc vào chiều cao mặt sàn hòan thiện yêu cầu.

+ Phần đầu chân đỡ: được làm bằng thép mạ theo kích thước: 3.5mm x 76mm x 76mm. Phần này được gắn vào một cốt răng có chiều dài khỏang 80mm.

Khoảng cốt răng này có mục đích để tăng giảm độ cao chân đỡ trong khỏang +/-25mm. Nhằm mục đích bù phần chênh lệch cao độ do mặt sàn bê tông không bằng phẳng.

+ Chân đỡ tấm sàn được liên kết xuống mặt sàn bê tông bằng keo dán chân đỡ.

– Thanh giằng: được làm bằng thép mạ dày 1mm có dạng hộp, kích thước 20mm x 30mm x 568mm. Thanh giằng được gắn vào phần đầu chân đỡ bằng vít bắt thanh giằng.

Mục đích của thanh giằng nhằm liên kết các chân đỡ với nhau để làm tăng độ vững chắc và chịu lực của cả hệ thống sàn

Trên đây là chia sẻ của HD599 về tiện ích sàn nâng kỹ thuật. Hãy tham khảo kỹ trước khi lựa chọn cho công trình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*